Ghi chú về tuning cho Piano

Không giống như guitar, đối với một cây Piano hầu hết mọi chủ sở hữu đều hiểu một điều rằng khi cần cân chỉnh lại dây đàn, họ sẽ gọi “thợ”. Nguyên nhân có thể có nhiều:

  • Nhìn là thấy khó: piano có tới tận 88 phím với hơn 200 dây
  • Yêu cầu các dụng cụ chuyên trị, và không rẻ
  • Vô cùng tốn nhiều thời gian
  • Trong một phút bất cẩn lên nhầm dây và theo đó đứt dây: bộ dây mới cho phím đó có thể tốn tới 6 tháng tới 1 năm để vào trạng thái ổn định, trong suốt thời gian đó vẫn cần thường xuyên chỉnh lại. Chưa kể trước khi đứt thì dây đã rất căng (sau đó giãn đột ngột) – có thể có những tai họa ngầm.
  • Những điểm trên đều có thể giải quyết và phòng trừ theo cách nào đó, nhưng có một điểm quan trọng nhất: hầu như không thể chỉ mỗi lên mỗi dây đúng tần số là xong: với Piano, “đúng” nghĩa là đã sai.

Tại sao lại thế?

Giữ sự hài hòa khó

Hãy quan sát hình dưới đây, nó mô tả về “âm bội”. Đường sóng trên cùng chỉ tần số cơ bản và các đường bên dưới chỉ tới âm bội của nó. Ta cũng có thể tưởng tượng các đồ thị đó giống như một dây đàn đang “rung”.

Âm bội hài hòa trong tình huống lý tưởng

Về mặt lý thuyết, khi một dây đàn rung, nó không chỉ rung theo đồ thị trên cùng mà còn sẽ rung theo các bội 2, 4, 8 … Một nốt A4 khi được đánh lên cũng sẽ đồng thời phát ra âm thanh của nốt A5 (chỉ là âm lượng nhỏ hơn).

Chúng ta hầu như không cần để ý tới điều đó, lý do là các điểm giao thoa súng của âm nguyên và âm bội đều trùng nhau và do đó không gây “nhiễu” lên sự rung của màng nhĩ. Đó là lý do tại sao chúng ta được chỉ rằng nếu đánh đồng thời A4 và A5 thì ta sẽ “không” phân biệt được hai âm thanh đó.

Nếu bạn nhận thấy mình có thể phân biệt được, thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy ta cần chỉnh dây đàn. Chúng ta gọi đó là tình huống “mất hòa âm” (dissonant) – gây ra bởi hai nguồn âm thanh có tần số lệch ra khỏi bội của một âm nguyên nào đó, tạo ra các điểm giao thoa bổ sung. Không khó để nhận ra tình huống này, nó đặc trưng bởi âm thanh “òa oa oa…” khi ta phát hai hay nhiều dây đàn một cách đồng thời.

Bên cạnh đó, ta biết rằng phần lớn các note trên đàn đều có 2 hoặc 3 dây, người chỉnh dây đàn cũng sẽ phải khiến cho các dây đó hoàn toàn hòa âm với nhau.

Quản lý được sự phi hài hòa của bản thân cây đàn còn khó hơn

Giữ được độ hài hòa mong muốn giữa 88 phím trên đàn là đích đến của người lên dây đàn. Tuy nhiên, đàn cơ không phải là đàn điện tử, và như hầu hết các nhạc cụ phi điện tử khác, tần số các âm bội của các nốt luôn có một mức độ lệch khỏi bội của tần số của âm nguyên. Thậm chí tệ hơn, độ lệch này còn biến thiên chứ không cố định truong suốt thời gian nốt ngân. Chúng ta gọi điều đó bằng thuật ngữ “phi hài hòa”.

Chính yếu tố phi hài hòa này tạo nên âm thanh phức tạp và phong phú, tạo nên sự đặc trưng của các nhạc cụ, tạo nên đặc trưng của mỗi nhạc cụ. Giải thích lý do tại sao chúng ta dễ cảm thấy nhẹ nhàng với tiếng guitar, mạnh mẽ với tiếng piano, và dễ thổn thức với tiếng sáo mộc.

Tuy nhiên, phi hài cũng dễ khiến cho các hợp âm mất đi hiệu ứng hòa âm mong muốn trên lý thuyết (câu chuyện “òa oa oa”) – và làm phiên biểu diễn trở nên vô vị. Và đây chính là điểm can thiệp mấu chốt của các nhà lên dây đàn chuyên nghiệp. Họ đưa các nốt đàn lệch ra khỏi tần số chuẩn, một cách chủ động, không quá nhiều (tai người sẽ hầu như không phân biệt được độ lệch dưới 3 cent, và hầu như việc trình diễn sẽ không gặp vấn đề gì nếu độ lệch nằm ở mức dưới 25 cent). Bằng cách đó đưa các âm bội phi hài hòa trở nên hài hòa với nhau.

Vậy nên mới nói rằng với piano, lên dây “đúng” nghĩa là đã “sai”.

Việc nhận ra một tình huống không hài hòa không quá khó. Điểm mấu chốt ở đây là có vô số các tổ hợp phím trên đàn piano, mỗi cây đàn luôn có những phản ứng khác nhau trên mỗi dây, có mức độ phi hài hòa khác nhau trên mỗi dây. Có vô số những hợp âm mất hòa âm và ta luôn không thể thỏa mãn được tất cả. Biết cách suy nghĩ phải hướng đôi tai mình vào đâu là phần thưởng tới từ kinh nghiệm mà không máy đo nào có thể làm nổi.

Loading

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *